10A1 Forum's
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khoa Ngôn Ngữ và văn hóa phương Đông

Go down

Khoa Ngôn Ngữ và văn hóa phương Đông Empty Khoa Ngôn Ngữ và văn hóa phương Đông

Bài gửi  Đỗ Ngọc Minh Sơn Wed Feb 02, 2011 10:04 pm

Được thành lập từ năm 1995, đến nay Khoa đã có 25 cán bộ công nhân viên.
Khoa có: 01 GS.TS, 01 Giảng viên chính, 02 TS, 10 Thạc sĩ, trong đó có 01 NGND và 01 NGƯT.

I. Chức năng nhiệm vụ của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông:
Trong cơ cấu chung của trường, Khoa NN & VH PĐ có chức năng “ Đào tạo các chuyên viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức về văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á, có hiểu biết về đất nước, xã hội và con người của quốc gia mà sinh viên (SV) theo học để đến khi ra trường học có thể phục vụ ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế và dịch vụ có quan hệ với các nước ấy, có khả năng tiếp tục học lên để trở thành chuyên gia ở bậc cao thuộc ngành tương ứng”.

II. Những thành tích nổi bật:
2.1. Về công tác đào tạo :
Thành tích nổi bật trong công tác đào tạo của Khoa là tổ chức dạy và học một cách nền nếp, có chất lượng và hiệu quả cao, luôn chú ý đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong giảng viên (GV) và SV.
-Khoa thường xuyên phối hợp với các tổ bộ môn rà soát lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, phù hợp với trình độ của SV và các điều kiện sẵn có của trường. Các trưởng bộ môn đã phát huy tốt tính chủ động, năng động, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình giảng dạy.
-Chất lượng của đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Các GV trẻ đang phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy và có thể đảm nhận dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Có 02 GV đang phấn đấu hoàn tất luận án tiến sĩ trong nước và 02 GV ở ngoài nước. Có 10 GV đang phấn đấu hoàn tất chương trình cao học trong và ngoài nước để nhận học vị thạc sĩ. Hiện tại, đa số các môn chuyên ngành, Khoa cũng đã mời các chuyên gia thỉnh giảng, các chuyên gia tình nguyện và giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy bằng ngoại ngữ.
- Các GV trong Khoa đã tích cực sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại như máy overhead, multiprojector, đầu máy VCD, DVD… để nâng cao chất lượng bài giảng. Đề cương một số môn học đã được đưa lên mạng.
- Khoa và các tổ bộ môn đã phối hợp mở rộng sinh hoạt ngoại khoá, mời chuyên gia nước ngoài đến nói chuyện chuyên đề vừa tạo không khí học tập trong môi trường đại học, vừa cung cấp những thông tin thiết thực cho việc học tập cũng như định hướng việc làm của SV sau này. Hầu hết SV đều thấy các buổi sinh hoạt đó thú vị, bổ ích, và đề nghị Khoa tiếp tục tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hơn nữa.
- Khoa và các bộ môn đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, chống lối dạy chay, khắc phục tính thụ động trong SV, phát huy khả năng sáng tạo của SV, tăng cường giờ thực hành tiếng. Các tổ bộ môn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, các GV lâu năm nhiều kinh nghiệm dự giờ, góp ý cho GV trẻ và trợ giảng. Các GV và chuyên gia trong tổ bộ môn đã có liên hệ chặt chẽ, cùng phối hợp để thực hiện đúng tiến độ giảng dạy. Chính vì thế mà đa số các SV ra trường đều có việc làm và thu nhập ổn định. Một số SV giỏi tiếp tục học lên cao học trong nước hoặc nước ngoài (đa số là Hàn Quốc, Nhật Bản, một ít ở Trung Quốc).
Năm 2008, sinh viên Phạm Nguyễn Như An lớp HQ0402 được vinh danh tốt nghiệp thủ khoa đại học.

Huflit » Khoa Đông Phương » Tổng quan và chương trình đào tạo khoa Đông Phương
02.02.2011 22:02
Giới thiệu tổng quan về khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông
25.02.2009 23:02

Xem hình
Được thành lập từ năm 1995, đến nay Khoa đã có 25 cán bộ công nhân viên.
Khoa có: 01 GS.TS, 01 Giảng viên chính, 02 TS, 10 Thạc sĩ, trong đó có 01 NGND và 01 NGƯT.

I. Chức năng nhiệm vụ của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông:
Trong cơ cấu chung của trường, Khoa NN & VH PĐ có chức năng “ Đào tạo các chuyên viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức về văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á, có hiểu biết về đất nước, xã hội và con người của quốc gia mà sinh viên (SV) theo học để đến khi ra trường học có thể phục vụ ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế và dịch vụ có quan hệ với các nước ấy, có khả năng tiếp tục học lên để trở thành chuyên gia ở bậc cao thuộc ngành tương ứng”.

II. Những thành tích nổi bật:
2.1. Về công tác đào tạo :
Thành tích nổi bật trong công tác đào tạo của Khoa là tổ chức dạy và học một cách nền nếp, có chất lượng và hiệu quả cao, luôn chú ý đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong giảng viên (GV) và SV.
-Khoa thường xuyên phối hợp với các tổ bộ môn rà soát lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, phù hợp với trình độ của SV và các điều kiện sẵn có của trường. Các trưởng bộ môn đã phát huy tốt tính chủ động, năng động, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình giảng dạy.
-Chất lượng của đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Các GV trẻ đang phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy và có thể đảm nhận dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Có 02 GV đang phấn đấu hoàn tất luận án tiến sĩ trong nước và 02 GV ở ngoài nước. Có 10 GV đang phấn đấu hoàn tất chương trình cao học trong và ngoài nước để nhận học vị thạc sĩ. Hiện tại, đa số các môn chuyên ngành, Khoa cũng đã mời các chuyên gia thỉnh giảng, các chuyên gia tình nguyện và giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy bằng ngoại ngữ.
- Các GV trong Khoa đã tích cực sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại như máy overhead, multiprojector, đầu máy VCD, DVD… để nâng cao chất lượng bài giảng. Đề cương một số môn học đã được đưa lên mạng.
- Khoa và các tổ bộ môn đã phối hợp mở rộng sinh hoạt ngoại khoá, mời chuyên gia nước ngoài đến nói chuyện chuyên đề vừa tạo không khí học tập trong môi trường đại học, vừa cung cấp những thông tin thiết thực cho việc học tập cũng như định hướng việc làm của SV sau này. Hầu hết SV đều thấy các buổi sinh hoạt đó thú vị, bổ ích, và đề nghị Khoa tiếp tục tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hơn nữa.
- Khoa và các bộ môn đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, chống lối dạy chay, khắc phục tính thụ động trong SV, phát huy khả năng sáng tạo của SV, tăng cường giờ thực hành tiếng. Các tổ bộ môn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, các GV lâu năm nhiều kinh nghiệm dự giờ, góp ý cho GV trẻ và trợ giảng. Các GV và chuyên gia trong tổ bộ môn đã có liên hệ chặt chẽ, cùng phối hợp để thực hiện đúng tiến độ giảng dạy. Chính vì thế mà đa số các SV ra trường đều có việc làm và thu nhập ổn định. Một số SV giỏi tiếp tục học lên cao học trong nước hoặc nước ngoài (đa số là Hàn Quốc, Nhật Bản, một ít ở Trung Quốc).
Năm 2008, sinh viên Phạm Nguyễn Như An lớp HQ0402 được vinh danh tốt nghiệp thủ khoa đại học.
* Tổng số SV ra trường: 1.276 SV
* Tổng số SV viết khóa luận tốt nghiệp: 156 SV. Bao gồm:
* Kết quả thi cuối khoá:
-Khoá I (1995-1999): 52 SV
-Khoá II (1996-2000):245 SV
-Khoá III (1997-2001):230 SV
-Khóa IV (1998 – 2002): 256 SV
-Khóa I (1998 – 2002): 05 SV ngành Việt Nam học (SV Hàn Quốc)
-Khóa V (1999 – 2004): 169 SV
-Khóa VI (2000 – 2005): 188 SV
-Khoá VII (2001-2006): 131 sinh viên
-Khóa IX (2003-2008): 199 sinh viên
- Khóa X (2204 – 2008): 317 sinh viên

* Số SV đang theo học tại khoa:
-Ngành Nhật Bản học: 777 SV
-Ngành Hàn Quốc học: 332 SV
-Ngành Trung Quốc học: 144 SV
-Ngành Việt Nam học (bao gồm GV và SV nước ngoài học ngắn hạn): 04
-Tiếng Thái (ngoại ngữ 2): 76 SV
2.2.Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH):
2.2.1. Công tác NCKH trong GV và SV là một là một trong những hoạt động nổi bật của khoa.
Từ năm 1998 tới nay, Khoa thường xuyên tổ chức hội nghị khoa học SV và tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề. Có 126 báo cáo khoa học (có giá trị khoa học và thực tiễn) được trình bày trong 7 lần hội nghị. Cụ thể là:

1. 1998-1999: có 20 báo cáo khoa học
2. 1999-2000: có 21 báo cáo khoa học
3. 2000-2001: có 23 báo cáo khoa học
4. 2001-2002: có 20 báo cáo khoa học
5. 2002-2003: có 15 báo cáo khoa học
6. 2003-2004 : có 15 báo cáo khoa học
7. 2004-2005: có 12 báo cáo khoa học
8. 2005-2006: có 25 báo cáo khoa học

2.2.2.Giải thưởng NCKH cấp Bộ:
Đi đôi với phong trào nghiên cứu khoa học tại cơ sở, khoa cũng quan tâm thúc đẩy phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngoài trường. Từ 1998, trung bình mỗi năm có từ 3 ~ 4 công trình nghiên cứu khoa học của khoa gửi đi dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu toàn quốc và giải Euréka thành phố HCM. Một số thành tích mà sinh viên trong khoa đạt được như sau:
- 1998 -1999 : đạt 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích
- 2000 -2001 : đạt 01 giải nhì, 01 giải khuyến khích
- 2001-2002 : đạt 01 giải nhất, 02 giải khuyến khích
- 2002-2003: đạt 01 công trình đạt giải 03, có 01 giải khuyến khích
-2003-2004: 01 giải nhì, 01 giải KK
-2004-2005: 01 công trình đạt giải nhì và 01 công trình đạt giải III.
-2005-2006: 01 giaûi III vaø 03 giaûi khuyeán khích.
-2006- 2007: 02 giải 3 và 03 giải khuyến khích
-2007-2008: 01 giải nhì, 03 giải khuyến khích
2.2.3 Phối hợp với nhà trường tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt-Hàn vào tháng 9-2000 tại Thành phố HCM:
Đây là một hoạt động nổi bật nhất của trường trong năm 2000. Hội thảo quốc tế có tên : “Văn hoá truyền thống Việt Nam-Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá & hiện đại hoá” do trường tổ chức với sự tham dự của khoảng 60 nhà giáo, nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc . Có 34 báo cáo có giá trị trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa và xã hội được trình bày tại hội thảo và được tập hợp thành kỷ yếu.
2.2.4 Tháng 09.2004 Khoa đã phối hợp với nhà trường và Khoa Ngoại ngữ tổ chức hội thảo liên trường Việt-Trung với chủ đề “ Đại học Việt-Trung hợp tác đào tạo nhân lực hướng tới tương lai”. Có 39 báo cáođề cập tới giáo dục, ngôn ngữ, lịch sử và hợp tác đào tạo.
2.2.5 Tháng 07.2005, tổ chức thành công hội thảo khoa học chủ đề “Tác động qua lại giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ trong quá trình dạy và học”. Có 23 báo cáo chia làm 03 mảng đề tài: liên qua tới việc dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài; tác động qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Anh; tiếng Việt và các tiếng Phương Đông khác trong quá trình dạy và học.
2.2.6. Ngày 17.6.2006, Khoa đã tổ chức thành công hội thảo khoa học liên trường (ĐHDL Ngoại ngữ & Tin học TP.HCM + ĐHKHXH &NV TP.HCM + Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ), chủ đề “Tiếng Việt: tiếp xúc ngôn ngữ & giao lưu văn hoá”. Có gần 50 báo cáo khoa học của các GV, nhà nghiên cứu của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trong nước.
2.3. Dự thi hùng biện các tiếng Đông Phương và thi năng lực tiếng Nhật, Hàn:
Để nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành cho SV, từ năm 1998 tới nay, khoa đã phối hợp với Đoàn thanh niên, Liên chi Hội sinh viên tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn vào tháng 4 mỗi năm. Số SV tham gia trong mỗi đợt là 25 - 50 SV. Qua đó, Khoa chọn ra ra những báo cáo hay, có nội dung sâu sắc để gửi đi dự thi ở các cuộc thi ngoài trường.
Trong các cuộc thi hùng biện bằng ngoại ngữ do các Tổng lãnh sự quán các nước Nhật, Hàn, Trung phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp các nước tổ chức, số sinh viên của Khoa tham gia rất nhiều và đã đạt được những thành tích cao, làm tăng thêm uy tín của trường trong xã hội.
Dưới đây là một số kết quả mà sinh viên của khoa đạt được trong các cuộc thi hùng biện bằng ngoại ngữ chuyên ngành như sau:
2.3.1. Tiếng Nhật:
- Đơn vị tổ chức: Quỹ giao lưu quốc tế phối hợp với Lãnh sự quán Nhật Bản, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh và Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản (VJCC) tổ chức.
Có một số sinh viên tiêu biểu, đạt giải cao trong những lần thi này:
+ SV Trần Ngọc Hồng Thuý (NB9601) đạt giải nhất năm 1998
+ SV Nguyễn Hoàng Anh (NB9801) đạt giải khuyến khích năm 2000
+ SV Hoàng Phương Bửu Khánh (NB9701) đạt giải nhất năm 2001
+ SV Nguyễn Minh Châu (NB0001) đạt giải nhì và SV Nguyễn Việt Hoài Phương đạt giải khuyến khích năm 2003.
+ SV Huỳnh Lê Yến Trinh (NB0205) đạt giải nhất và SV Vũ Hoài Phương Yên (NB0201) đạt giải khuyến khích năm 2005.
+ SV Trịnh Trần Bảo Ngọc (NB0405) đạt giải ba năm 2007.
Mỗi năm có hàng trăm sinh viên ngành Nhật Bản học tham gia cuộc thi năng lực tiếng Nhật.

2.3.2.Tiếng Trung:
- Đơn vị tổ chức: Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM phối hợp với Tổng lãnh sự Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp HCM.
- Kết quả đạt được:
+ Năm 1999 đạt giải nhất cuộc thi “Tìm hiểu đất nước con người Trung Hoa” .
+ Năm 2000 đạt giải xuất sắc trong cuộc thi hùng biện tiếng Hoa “Hội ngộ thiên niên kỷ”.
+ Năm 2001 đạt giải II trong cuộc thi “Tìm hiểu đất nước con người Trung Hoa”.
+ Năm 2002 đạt giải II trong cuộc thi “Tìm hiểu đất nước con người Trung Hoa”.
+ Năm 2004 đạt giải II trong cuộc thi “Hội ngộ”.
+ Năm 2005: Đạt giải Nhất trong cuộc thi “Hội ngộ”. Và giải II cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ”.
2.3.3.Tiếng Hàn: Trong cả 03 lần tổ chức, SV Khoa Đông Phương đề giành giải cao.
+ Năm 2000 SV Đào Thị Mỹ Khanh đạt 01 giải nhất (giải vàng) và 01 giải ba trong cuộc thi hùng biện tiếng Hàn lần 1 do tổ chức KOICA, Lãnh sự quán Hàn Quốc và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM đồng tổ chức tại TP HCM.
+ Năm 2002, SV Huỳnh Thị Thu Thảo cũng đạt 01 giải nhất (giải vàng) trong cuộc thi hùng biện tiếng Hàn lần 2 do tổ chức KOICA, Lãnh sự quán Hàn Quốc tổ chức tại TP HCM.
+ Năm 2005, SV Nguyễn Thị Diệu Hằng HQ0101- giải vàng, Trần Hoàng Hội HQ0201- giải bạc, Hoàng Nguyên Phương HQ0101- giải đồng, Chế Thị Bích Trang HQ0101 giải khuyến khích trong cuộc thi hùng biện tiếng Hàn lần 3 do tổ chức KOICA, Lãnh sự quán Hàn Quốc tổ chức tại TP HCM.
+ Năm 2006, SV Nguyễn Thị Anh Mai (HQ0402) đạt giải nhì và SV Huỳnh Thị Thuý Kiều (HQ0301) đại giải khuyến khích trong kỳ thi nói tiếng Hàn do tổ chức International Youth Fellowship (IYF) kết hợp với trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức.
+ Năm 2007, SV Phạm Nguyễn Như An (HQ0402) đạt giải nhì và SV Phạm Như Quỳnh (HQ0401) đạt giải khuyến khích trong kỳ thi hùng biện tiếng Hàn toàn miền Nam lần thứ 4.
+ Năm 2007 có 35 SV dự thi cuộc thi Hùng biện tiếng Hàn do tổ chức KOICA, Lãnh sự quán Hàn Quốc tổ chức tại TP HCM đến đến ngày 06.04.07 có 02 SV lọt vào vòng chung kết. Kết quả Nguyễn Thị Thùy Anh (HQ0402) đạt giải nhất (giải vàng).
+ Năm 2007 có sinh viên Dương Thị Hương Ly (HQ0403) lọt vào vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Hàn do Trung tâm giao lưu văn hóa Việt – Hàn tổ chức.
+ Năm 2008 có hai SV được lọt vào vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Hàn do công ty Kum Ho tổ chức: SV Nguyễn Thị Thùy Anh (HQ0402) và Dương Thị Hương Ly (HQ0403).
+ Năm 2008 có sinh viên Nguyễn Thị Thanh Thảo (HQ0501) lọt vào vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Hàn do Trung tâm giao lưu văn hóa Việt – Hàn tổ chức.
Ngoài ra, Năm 2003 có 30 sinh viên, năm 2004 có 71 sinh viên, năm 2005 có 50 sinh viên ngành Hàn Quốc học, năm 2006 có 30 sinh viên ngành Hàn Quốc học nhận được chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (lần thứ 7 và lần Cool do trường Korean School tổ chức (theo sự uỷ nhiệm của Bộ Giáo dục Hàn Quốc).
2.4. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học:
Phong trào nghiên cứu khoa học trong GV cũng được Khoa chú ý thúc đẩy. Từ khi được thành lập đến nay, Khoa luôn khuyến khích các GV tham gia viết bài nghiên cứu cho Thông tin khoa khoa học của trường (nay là tập san Ngoại ngữ-Tin học và Giáo dục). Đến nay đã có khoảng 80 bài của GV. Nhiều GV trong khoa đã viết bài tham gia các tập san chuyên ngành, các cuộc hội thảo ngoài trường (có 60 bài nghiên cứu). Nhìn chung, các bài viết đều có chất lượng, có ý nghĩa khoa học và đóng góp không ít về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Trong năm 2002 Khoa có 8 báo cáo khoa học được trình bày trong Hội nghị khoa học của giảng viên trẻ vào tháng 5.2002. Năm 2003 toàn Khoa có 13 báo cáo, năm 2004 có 12 báo cáo, năm 2005 có 05 báo cáo trong hội nghị giảng viên cấp trường, năm 2006 có 8 báo cáo.
2.5. Về công tác tu thư:
Công tác biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo cũng được Khoa chú trọng, đến nay Khoa đã có một số công trình như sau::
Giáo trình các môn chung: Tiếng Việt thực hành (PGS.TS Nguyễn Ngọc Bội & Nguyễn Thị Hải Lý, 1995), Tiếng Việt thực hành (TS.Trần Văn Tiếng, 2000, 2001, 2002); Dẫn luận ngôn ngữ (PGS.TS Nguyễn Ngọc Bội 1995), Cơ sở ngôn ngữ học (TS.Trần Văn Tiếng 2001); Nhập môn ngôn ngữ học của GS. TS Bùi Khánh Thế (in nối bản 2001, có bổ sung); Phương pháp luận sáng tạo (TS.Trần Văn Tiếng 2004, 2008), Soạn thảo văn bản (TS.Trần Văn Tiếng 2007).
Về giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành có “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” của giảng viên Trần Thị Phương Thảo (NXBĐHQG TP HCM- 3.2002) và “Luyện thi chứng chỉ A quốc gia (tiếng Hán hiện đại)-NXB Trẻ (sắp phát hành); Tiếng Việt hội thoại (Tập I và II), 2004, của TS.Trần Văn Tiếng và TS Jeon Hae Kyeong (ĐH Ngoại ngữ Hàn Quốc, Seoul).
Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề về Ngôn ngữ – Văn hóa Hàn Quốc (Trần Văn Tiếng – Đỗ Hùng Mạnh, 2001, 2002), Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn (Tổ Bộ môn Hàn Quốc học đang biên dịch).
2.6. Về công tác xây dựng đội ngũ và một số công tác khác:
2.6.1. Công tác xây dựng đội ngũ
Khoa có Liên chi bộ với 6 đảng viên. Trong 2 năm qua, Liên chi bộ khoa đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vai trò lãnh đạo của mình, đã hoàn thành tốt công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, GV và SV.
Ban chủ nhiệm khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng năm học, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Từ khi thành lập đến nay, các giáo sư đã từng đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa như GS.TS. Trần Ngọc Thêm, Cố PGS.TS Nguyễn Ngọc Bội, PGS.TS Bùi Khánh Thế luôn chú ý đến việc xây dựng đội ngũ giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy và đưa vào sử dụng những giáo trình tiên tiến hiện đại, giúp khoa ngày càng đi lên. Từ khi thành lập, Khoa đã có 4 bộ môn gồm: Nhật Bản học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học và Việt Nam học. Các Trưởng bộ môn là những giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Khoa cũng có Công đoàn Khoa với hai tổ công đoàn trực thuộc gồm 25 công đoàn viên. Trong thời gian qua, Công đoàn khoa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo không khí đoàn kết, hợp tác và phấn đấu đi lên.
Khoa hiện có nhiều GV phấn đấu học tập nâng cao trình độ trong nước cũng như ngoài nước. Số GV học tập nâng cao trình độ như sau:
+ 02 GV đang làm nghiên cứu sinh trong nước,
+ 06 GV làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc),
+ 05 giảng viên học cao học trong nước,
+ 03 giảng viên học cao học ở nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc),
2.6.2. Công tác khác
Khoa Ngôn ngữ & Văn hoá phương Đông hiện có 3 câu lạc bộ đang sinh hoạt đều đặn 2 tuần 1 lần, đó là CLB tiếng Trung, CLB tiếng Nhật và CLB tiếng Hàn. Các CLB này luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tạo ra một sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Thông qua những sinh hoạt đó sinh viên vừa có điều kiện nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ vừa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế các nước Phương Đông mà họ đang theo học (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc).
2.7.Công tác giáo dục chính trị – tư tưởng:
Khoa xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng và xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn đơn vị, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong trường, xây dựng tốt mối quan hệ với các đơn vị ngoài trường là nhiệm vụ trọng tâm. Trong phướng hoạt động của từng năm học, Khoa luôn xem công tác giáo dục chính trị tư tưởng là công tác quan trọng, hàng đầu, cụ thể là:
2.7.1.Đối với sinh viên:
-Khoa và Liên chi bộ thường xuyên đối thoại và làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong SV của các khóa. Thường xuyên biểu dương và nêu gương “người tốt việc tốt” để khích lệ tinh thần sinh viên.
-Khoa và Chi bộ giữ đúng định kỳ họp với BCH Đoàn TNCS HCM và Liên chi hội SV của Khoa, luôn khuyến khích sinh viên đề cao ý thức tự quản, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, nhà trường, Khoa.
-Khoa và Chi bộ kịp thời động viên và nắm chắc SV thuộc diện chính sách, dân tộc, dị tật, mồ côi để giúp đỡ và lưu ý khi xét học bổng. Khoa cũng thường xuyên theo sát và giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ sinh viên bị bệnh tật, bị tai nạn đột xuất.
2.7.2. Đối với giảng viên:
-Khoa và Chi bộ đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc tập hợp, xây dựng sự đoàn kết giảng viên trong Khoa. Khoa đã thực hiện tốt Kế hoạch triển khai kết luận Hội nghị TW lần thứ 6 – IX về giáo dục đào tạo; Nghị quyết của Đảng ủy, Kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch của Khoa…
-Vận động giảng viên tham dự đầy đủ các buổi báo cáo thời sự chính sách do nhà trường tổ chức, vận động giảng viên tham gia và góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động “Hai xây, một chống” (triển khai những chương trình hành động cụ thể, thiết thực để phong trào “hai xây, một chống” đạt hiệu quả), chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của trường.
-Vận động giảng viên tham gia vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên thông qua việc cử GV cơ hữu làm cố vấn học tập cho sinh viên để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng và tinh thần học tập của sinh viên, kịp thời giải đáp những thắc mắc của sinh viên tránh những hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
-Khoa thường xuyên vận động giảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhà trường, với Khoa- như tham gia các hoạt động đoàn thể, tham gia công tác NCKH…- và tinh thần trách nhiệm đối với công tác giáo dục sinh viên (kết hợp dạy chữ với dạy người), phát huy lòng yêu nghề, tận tuỵ của đội ngũ giảng viên. Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Khoa, giữa văn phòng Khoa, giữa các tổ bộ môn, giữa các giảng viên & chuyên gia, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Đặc biệt, vào đầu mỗi năm học, 100% giảng viên của Khoa đều có kế hoạch công tác cụ thể.
Chính nhờ những cố gắng trên, trong nhiều năm liền, Khoa luôn có rất nhiều sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, được nhà trường biểu dương, khen ngợi. Đa số các giảng viên trong Khoa đều đạt danh hiệu giảng viên giỏi và chiến sĩ thi đua. Hầu hết sinh viên trong Khoa đều phấn khởi học tập và tích cực tham gia các hoạt động do Khoa, BCH Đoàn và Liên chi Hội SV tổ chức. Mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên ngày càng gắn bó. Khoa Đông Phương đã xây dựng được một tập thể giảng viên, sinh viên đoàn kết, hợp tác, kỷ cương và trách nhiệm.
2.8. Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên:
-Khoa đã tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ vừa thực tập giảng dạy vừa học tập để nâng cao trình độ. Hầu hết các giảng viên dạy ngoại ngữ đã được đi thực tập tiếng ở nước ngoài từ 6 tháng đến 2 năm. Một số giảng viên đang được đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.
-Khoa cũng tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, lớp phương pháp luận sáng tạo, lớp phương pháp giảng dạy đại học….
-Ban chủ nhiệm Khoa thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giảng viên, cán bộ trong Khoa, đặc biệt là cán bộ trẻ, để kịp thời động viên giúp đỡ.
-Công đoàn Khoa phối hợp với Công đoàn trường hàng năm tổ chức cho giảng viên & cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát các dịp lễ tết, tổ chức chúc mừng sinh nhật của giảng viên và cán bộ, nhân viên trong Khoa. Khoa và BCH Công đoàn đã phối hợp thực hiện nghiêm túc các chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ hậu sản….
-Ban chủ nhiệm Khoa kịp thời động viên, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình giảng viên và cán bộ công nhân viên những khi hiếu, hỷ, ốm đau…

2.9. Công tác phát triển Đảng và hoạt động của Đoàn -Hội SV:
2.9.1.Công tác phát triển Đảng viên:
-Chi bộ Khoa đã phối hợp tốt với Ban chấp hành Đoàn & Tổ Bộ môn Mác – Lênin tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho các đoàn viên ưu tú là giảng viên và sinh viên. Hiện tại Khoa đã có 6 Đảng viên là sinh viên làm nòng cốt cho phong trào sinh viên của Khoa, 04 đảng viên là cán bộ, giảng viên, 05 giảng viên là đối tượng kết nạp Đảng đang sinh hoạt trong Tổ tu dưỡng Lý Tự Trọng và gần 30 sinh viên là đối tượng Đảng đang sinh họat trong tổ tu dưỡng Võ Thị Sáu và Lê Hồng Phong.
2.9.2.Công tác phát triển Đoàn TNCS và Liên chi hội SV :
-BCH Đoàn Khoa đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức Đoàn nhằm xây dựng tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ Đoàn có năng lực thật sự, bổ sung nhân lực kịp thời cho Đoàn trường. Hiện nay, Đoàn khoa đã xây dựng được 36 chi đoàn với hơn 80 cán bộ đoàn, Hội. Hầu hết các chi đoàn đều phát huy được vai trò của mình trong việc vận động sinh viên học tập tốt tích cực xây dựng phong trào Đoàn, Hội vững mạnh.
-Đoàn Khoa và Liên chi Hội SV đã có nhiều hoạt động xã hội thu hút sinh viên tham gia như: quyên góp tiền, quà cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, cho đồng bào lũ lụt, tham gia hiến máu nhân đạo, thực hiện chương trình hành động lớp học không có ma tuý, vận động sinh viên tham gia các ngày thứ bảy tình nguyện, tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Đặc biệt, BCH Đoàn và Liên chi Hội SV của Khoa đã phối hợp thực hiện các công trình thanh niên làm đẹp trường học như kê ghế đá, treo đồng hồ báo giờ, treo kính tại các tầng lầu, xây dựng vườn hoa Đông Phương (trang trí, cây cảnh, hồ cá, hòn non bộ... Đó là những việc làm có ý nghĩa và rất thiết thực. Các tấm kính vừa giúp cho sinh viên có thể chỉnh trang trước khi vào lớp học vừa làm sáng đẹp các tầng lầu. Ghế đá, vườn hoa vừa giúp cho giảng viên và sinh viên có chỗ ngồi nghỉ trong giờ giải lao vừa làm tăng thêm vẻ mỹ quan cho trường học.
- Các câu lạc bộ tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung phối hợp với BCH Đoàn, Liên chi Hội SV tổ chức những cuộc thi mang tính học thuật, những ngày hội mang đậm bản sắc văn hóa của từng ngành học và của toàn khoa.
2.10 Công tác đối ngoại:
Đây cũng là một hoạt động nổi bật của Khoa. Từ khi được thành lập đến nay, Khoa rất chú trọng tạo điều kiện để sinh viên của Khoa được giao lưu với sinh viên Nhật, Hàn, Trung, qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, nâng cao sự hiểu biết về các mặt văn hóa, xã hội, kinh tế của các nước. Hàng năm khoa tổ chức cho sinh viên giao lưu với giao lưu sinh viên PAS (Hàn Quốc), ĐH nữ Kyong In, ĐH Yong San, ĐH Yong Nam, ĐH Chung Woon Hàn Quốc, ĐH Bukkyo (Nhật Bản)….
Sinh viên của Khoa liên tục nhận nhiều học bổng bằng những suất du học hoặc bằng tiền mặt. Sinh viên của Khoa cũng nhận được sự giúp đỡ về các trang thiết bị học tập, sách báo của các Lãnh sự quán, các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và các trường đại học kết nghĩa như Tổ chức Koviet, công ty điện tử Samsung, tập đoàn Lotte, Tập đoàn Tất Hoàng Đài Loan, Bae Song Un, công ty Nopland VietNam, tập đoàn Dong Ah Elecom, Trường ĐH Bukkyo, ĐH Yong San, ĐH Yong Nam, ĐH Chung Woon, Tổng lãnh sự các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….Nhiều giảng viên và sinh viên của Khoa đã được đi học tập và tu nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đầu năm 2004, tổ chức KOICA (Hàn Quốc) đã trang bị cho Khoa 01 phòng Lab hiện đại với 46 cabin giúp cho việc học ngoại ngữ của sinh viên thêm hiệu quả. Trong năm học 2007-2008 sinh viên của Khoa đã nhận được nhiều suất học bổng với tổng số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng.
Hàng năm, Khoa cũng nhận đào tạo nhiều đợt sinh viên từ Hàn Quốc, Nhật Bản sang học tiếng Việt. Chương trình và giảng viên dạy tiếng Việt đã được các trường đại học bạn đánh giáo cao và đề nghị hợp tác trong việc xây dựng chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
3. Đánh giá chung:
Nhìn chung, hoạt động nổi bật của Khoa trong những năm qua là công tác Đào tạo - nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ và giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Nhờ chú trọng vào những hoạt động này, Khoa đã đạt được nhiều thành tích cao, đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của trường. Việc xây dựng và củng cố các tổ chức quần chúng trong sinh viên cũng được Khoa đặc biệt chú trọng, nhờ đó Đoàn Thanh niên Cộng sản và Liên chi hội Sinh viên của Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá phương Đông ngày càng mạnh, đóng góp thiết thực cho phong trào sinh viên và thanh niên toàn trường.
Đỗ Ngọc Minh Sơn
Đỗ Ngọc Minh Sơn
supper mod
supper mod

Tổng số bài gửi : 66
Join date : 04/11/2010
Age : 30
Đến từ : 487 Hung vuong street

https://www.facebook.com/soncan203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết